Cuộc phong tỏa Leningrad trong văn hóa nghệ thuật Trận_Leningrad

Năm 1945, ngay sau khi chiến tranh kết thúc, cùng với Moskva, Stalingrad, Kiev, Odessa, Rostov on Don, Sevastopol, thành phố Leningrad được phong tặng danh hiệu thành phố anh hùng. Tính chất bi hùng của cuộc chống phong tỏa và phá vỡ vòng phong tỏa đã được các thế hệ người Xô Viết trước đây và người Nga hiện nay phản ánh trong nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật. Những tác phẩm này thậm chí ra đời ngay khi thành phố vẫn đang bị bao vây và tàn phá nặng nề.

Tác động về văn hóa và kiến trúc

Cuộc bao vây này đã để lại những ấn tượng khó phai trong lòng các cư dân của thành phố, ít nhất là một thế hệ sau cuộc chiến. Thành phố Leningrad luôn tự hào về văn hóa của thành phố, cho dù một thư viện hai trăm năm tuổi hoặc những cái chết vì băng giá. Những điều kiện sống trong thành phố bị bao vây và nạn đói luôn là nỗi ám ảnh qua nhiều thế hệ. Mặt khác, thành phố đã kháng cự lại cuộc bao vây trong gần 3 năm, vì thế sự tự hào của người dân thành phố là vô cùng hiển nhiên: "Troia và Roma có thể sụp đổ, nhưng Leningrad vĩnh viễn không bao giờ thất bại." Vào năm 2000, một tòa nhà nằm ở ngoại ô của Sankt-Peterburg được xây trước cuộc bao vây vẫn còn được giữ lại.

Cuộc bao vây thành phố được tưởng niệm vào cuối những năm 1950 bởi Green belt of Glory, một vòng bằng cây và đài tưởng niệm đã được xây dựng trên chiến tuyến lịch sử. Một bảng cảnh báo của thành phố thông báo cho người dân tránh các cuộc oanh kích của quân Đức vẫn còn được giữ lại. Các hướng dẫn viên du lịch thông báo cho du khách biết rằng không nên đi bộ trong vườn khi có sấm sét, vì các mảnh đạn còn sót trong các thân cây có thể thu hút sét dễ dàng.

Tác động đối với nghệ thuật âm nhạc

Dmitri Dmitrievich Shostakovich đã viết bản giao hưởng số 7, một số được viết trong điều kiện bị bao vây. Theo Solomon Volkov, Shostakovich nói rằng "bản nhạc này không phải viết về cuộc bao vây Leningrad mà viết về sự phá hủy thành phố do Stalin gây ra và Hitler là người kết thúc nó"[cần dẫn nguồn]

Ca sĩ Mỹ Billy Joel đã viết một bài hát có tên gọi "Leningrad" như là một minh chứng cho cuộc bao vây này. Bài hát nói về một chàng trai trẻ người Nga, Viktor, người đã mất cha trong cuộc bao vây.

Tác động đối với nghệ thuật văn chương

Huân chương Bảo vệ Leningrad của Liên XôKỷ niệm chương Công dân 900 ngày của Leningrad
  • Nhà văn Mỹ Elise Blackwell đã xuất bản cuốn sách "Hunger" vào năm 2003, nói về những sự kiện lịch sử trong suốt cuộc bao vây.
  • Nhà văn Anh Helen Dummore viết một tác phẩm văn chương đạt giải thưởng cho tiểu thuyết. Cuốn sách kể về những sự kiện chính trong cuộc bao vây và cho thấy những ảnh hưởng của nó lên những người không trực tiếp tham gia cuộc chiến.
  • Vào năm 1982, Daniil GranilAles Adamovich xuất bản cuốn "The Blockede Book", cuốn sách này tập hợp các lời kể và hồi ký của các nhân chứng trong cuộc chiến. Cuốn sách đã chịu sự kiểm duyệt gắt gao của nhà cầm quyền Xô Viết do sự miêu tả chân thực tâm trạng con người một điều ảnh hưởng đến "chủ nghĩa anh hùng" mà chính quyền Xô Viết đã xây dựng.
  • Một tác giả người Israel gốc Ả Rập Emil Habibi đã đề cập đến cuộc bao vây trong truyện ngắn "The Love in my Heart". Nhân vật chính trong truyện của tác giả đã viếng thăm nghĩa địa của các nạn nhân trong cuộc chiến và bị kẹt lại trong một khung cảnh mà anh ta nhìn thấy trong tâm tưởng của nhân vật này.

Tác động đối với nghệ thuật điện ảnh

  • Đạo diễn phim, Andrei Arsenyevich Tarkovsky, đã thực hiện một bộ phim bao gồm nhiều cảnh quay trong bộ phim bán tự truyện của anh ta - The Mirror.
  • Năm 1989, Sergio Leone đã dự định quay một bộ phim có tựa đề "900 ngày", tuy nhiên vị đạo diễn này mất 1 tuần trước khi phim được sản xuất vì bệnh tim.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trận_Leningrad http://www.armchairgeneral.com/rkkaww2/maps/1941NW... http://www.armchairgeneral.com/rkkaww2/maps/1941NW... http://www.armchairgeneral.com/rkkaww2/maps/1941NW... http://www.armchairgeneral.com/rkkaww2/maps/1942NW... http://www.armchairgeneral.com/rkkaww2/maps/1942NW... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/335949/S... http://ww2stats.com/cas_ger_okh_dec41.html http://ww2stats.com/cas_ger_okh_dec42.html http://ww2stats.com/cas_ger_okh_dec43.html http://ww2stats.com/cas_ger_okh_dec44.html